So sánh RX 5300M vs GTX 1650 là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để giúp những người đang muốn mua laptop sử dụng 1 trong 2 loại card này nhưng phân vân chưa biết chọn loại nào. Tất cả sẽ được trả lời trong bài viết này.
So sánh thông số kỹ thuật của RX 5300M vs GTX 1650
Trước khi so sánh thông số kỹ thuật của hai chiếc VGA này thì bạn nên biết các thuật ngữ sau:
- FPS: Là viết tắt của từ frames-per-second, thuật ngữ này chỉ số khung hình hiển thị trên mỗi giây. Nếu FPS càng cao thì nhân đồ họa càng mạnh.
- VRAM: Viết tắt của từ Video Random Access Memory. VRAM có nhiệm vụ lưu trữ hình ảnh và video đang hiển thị trên màn hình, nó là bộ nhớ đệm giữa CPU và card màn hình. Theo đó, hình ảnh hiển thị trên màn hình thì hình ảnh đầu tiên sẽ được bộ xử lý đọc và ghi vào VRAM.
Thông tin | RX 5300M | GTX 1650 |
Năm ra mắt | 2019 | 2019 |
Bộ nhớ (VRAM) | 3 GB | 4 GB |
Average 1080p Performance | 62 FPS | 39.9 FPS |
Average 1440p Performance | 58.0 FPS | 29.2 FPS |
Average 4K Performance | 24.2 FPS | 17.4 FPS |
Giới thiệu về VGA RX 5300M
VGA RX 5300M được hãng AMD ra mắt vào tháng 11/2019 có khả năng chiến tốt mọi game đồ họa hiện đại. Đây là sản phẩm nâng cấp của Radeon RX 530X. Với sự cải tiến của chip Navi 14 mới, sản xuất trên tiến trình 7nm nên RX 5300M có khả năng cải thiện điện năng gấp 1.5 lần và tăng hiệu suất gấp 1.25 lần so với thế hệ tiền nhiệm.
RX 5300M
Bên cạnh đó, bộ nhớ VRAM 3GB 96 bit đem lại băng thông 168GB/giây, chiếc card đồ họa này cho mức điện năng tiêu thụ đến 100W. Dù nằm ở phân khúc tầm trung nhưng hiệu năng của card đồ họa này không thua kém các loại card đồ họa chuyên nghiệp.
Giới thiệu VGA GTX 1650
Card đồ họa GTX 1650 được ra mắt vào tháng 4/2019 với kiến trúc Turing trên tiến trình 12nm, bộ nhớ VRAM 4GB 128bit nên cũng có khả năng chiến tốt các game đồ họa mà ít xảy ra hiện tượng bị giật, lag.
GTX 1650
GTX 1650 là thế hệ nâng cấp của GTX 1050, mang lại hiệu suất nhanh hơn 70% so với người tiền nhiệm.
Kết quả test game thực tế
Test game độ phân giải Full HD (1920x1080px)
Khi kiểm tra game thực tế ở độ phân giải Full HD 1920x1080px thì kết quả giữa hai chiếc card này như sau:
Tên game | RX 5300M | GTX 1650 |
Valorant | 144 FPS | 80.6 FPS |
League of Legends | 395 FPS | 222.7 FPS |
Counter-Strike: Global Offensive | 120 FPS | 130 FPS |
Grand Theft Auto V | 33 FPS | 33 FPS |
Assassin's Creed Valhalla | 18.4 FPS | 18.4 FPS |
Cyberpunk 2077 | 14 FPS | 18.4 FPS |
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy với tựa game Valorant, LOL thì RX 5300M dành phần thắng với mức FPS nhỉnh hơn, giúp bạn chơi không bị giật, lag. Còn những game khác thì ở mức ổn định. Với game nặng như Cyberpunk 2077 thì RX 5300M lại thua GTX 1650. Còn về phía GTX 1650 thì có thể mang lại khung hình ổn định ở tất cả các tựa game.
Test game độ phân giải 2K (2560x1440px)
Khi chuyển sang độ phân giải 2K thì kết quả như sau:
Tên game | RX 5300M | GTX 1650 |
Valorant | 117 FPS | 65.9 FPS |
League of Legends | 219 FPS | 123.7 FPS |
Counter-Strike: Global Offensive | 75 FPS | 84.3 FPS |
Grand Theft Auto V | 9 FPS | 22.9 FPS |
Assassin's Creed Valhalla | 9 FPS | 16 FPS |
Cyberpunk 2077 | 14 FPS | 17.2 FPS |
Nhìn vào những con số trên chúng ta có thể nhận thấy GTX 1650 mang lại FPS cao hơn ở hầu hết các game so với RX 5300M, đặc biệt với những game đồ họa nặng, đòi hỏi độ chi tiết cao.
Kết luận
Cả hai chiếc card đồ họa này đều ra mắt trong năm 2019 tuy nhiên GTX 1650 lại nhận được sự ủng hộ từ các game thủ hơn so với RX 5300M. Qua bài so sánh GTX 1650 chúng ta có thể nhận thấy phần thắng nghiêng về GTX 1650 đến 80.8%. Điều đó chứng tỏ chiếc card này hoạt động rất tốt, mượt mà, mang lại hiệu suất vượt trội khi xử lý các tác vụ phức tạp.