Việc kiểm tra tốc độ máy tính sẽ được tiến hành khi bạn đang gặp phải một trong hai vấn đề sau:
- Khi có vấn đề về tốc độ mạng: Nếu cảm thấy mạng của mình bỗng nhiên có kết nối chậm hoặc không ổn định thì việc kiểm tra tốc độ mạng sẽ giúp bạn xác định được nguyên nhân cụ thể và có hướng giải quyết hiệu quả.
- Khi có nhu cầu sử dụng mạng cao: Trong trường hợp bạn cần dùng mạng để chơi game online, xem video HD hay tải các file lớn về máy,... việc kiểm tra đường truyền mạng của máy tính sẽ đảm bảo rằng kết nối Internet đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Ngoài ra, khi có những vấn đề trong quá trình sử dụng Internet thì việc kiểm tra tốc độ máy tính cũng là một việc làm cần thiết.
Những thông số quan trọng về tốc độ mạng Wi-Fi Độ trễ (Ping Rate) Ping là một công cụ được sử dụng trong mạng máy tính trên giao thức TCP/IP để kiểm tra khả năng kết nối tới một máy chủ (server) cụ thể. Thêm vào đó, Ping còn được dùng để ước lượng thời gian trễ toàn vòng trong quá trình gửi gói dữ liệu và theo dõi tỷ lệ các gói dữ liệu có thể bị hao hụt giữa hai thiết bị.
Tốc độ tải về (Download) Đây chính là tốc độ tải về một nội dung bất kỳ từ Internet về thiết bị của bạn, chẳng hạn như tải phim hoặc truy cập vào một trang web. Đây được xem là thước đo quan trọng để giúp bạn đánh giá tốc độ tải xuống của máy tính đang diễn ra nhanh chóng hay chậm trễ. Thông thường, tốc độ này được đo bằng đơn vị mbps (megabits/giây).
Tốc độ download sẽ phụ thuộc vào gói cước mà bạn chọn từ nhà mạng nhưng hiệu suất thực tế nhanh hay chậm còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khác như thiết bị mạng, loại dây cáp, kết nối qua mạng LAN hay Wi-Fi,...
Tốc độ tải lên dữ liệu (Upload) Trái ngược với download, upload là tốc độ tải lên mạng Internet một nội dung từ máy tính của bạn. Chỉ số này sẽ phản ánh hiệu suất của việc tải dữ liệu lên nhanh hay chậm và được đo lường bằng đơn vị mbps (megabits/giây).
Một số lưu ý quan trọng khi kiểm tra tốc độ máy tính Kiểm tra vào đúng thời điểm Số lượng người dùng chung mạng Wi-Fi chính là một yếu tố quyết định đến tốc độ truyền dữ liệu của máy tính nhanh hay chậm. Chẳng hạn như khi có nhiều người cùng lúc truy cập vào Internet, bạn sẽ thấy tốc độ máy tính chậm hơn rất nhiều so với thời điểm có ít người sử dụng mạng.
Do đó, để đánh giá hiệu suất chính xác nhất, bạn nên kiểm tra tốc độ máy tính tại các khung giờ cao điểm và thấp điểm, sau đó tiến hành so sánh hai kết quả với nhau. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ muốn quan tâm đến tốc độ tổng thể thì hãy kiểm tra vào những lúc có ít người truy cập.
Dùng công cụ kiểm tra mạng chính xác Nếu nhà mạng bạn đang sử dụng có cung cấp tính năng kiểm tra tốc độ Wi-Fi chính xác, bạn có thể tận dụng ngay công cụ của họ. Bên cạnh đó, nếu đang sử dụng dịch vụ của Netflix và muốn kiểm tra tốc độ Wi-Fi ngay tại nhà, bạn cũng có thể sử dụng Fast.com của Netflix.
Kiểm tra kết quả lại nhiều lần Vì tốc độ Wi-Fi thường không ổn định nên bạn cần tiến hành việc kiểm tra tốc độ máy tính nhiều lần để đảm bảo độ chính xác nhất của kết quả thu được.
Kiểm tra đúng vị trí Lựa chọn nơi kiểm tra tốc độ máy tính cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả đo lường. Trước hết, bạn cần xác định mục đích kiểm tra của mình là gì và sau đó xác định đúng vị trí như sau:
- Nếu muốn đánh giá tốc độ Wi-Fi, bạn nên đứng gần router để test.
- Nếu muốn tìm vị trí lý tưởng đặt router, hãy kiểm tra từng phòng, từng vị trí và quan sát nơi nào có tín hiệu tốt nhất, yếu nhất. Sau đó, hãy chọn vị trí đặt router sao cho tín hiệu tại đây không bị chênh lệch quá nhiều giữa các phòng.
- Nếu muốn xác định các vị trí có tín hiệu kém hoặc mất Wi-Fi, bạn cần thực hiện kiểm tra tốc độ máy tính tại các vị trí có sóng yếu, xa router và so sánh kết quả khi ở gần router hơn. Nếu kết quả không khả quan, bạn nên cân nhắc mở rộng phạm vi phát sóng Wi-Fi để đảm bảo tốc độ máy tính được tốt hơn.
Tắt toàn bộ thiết bị sử dụng khi kiểm tra Khi có nhiều thiết bị kết nối vào mạng không dây thì băng thông sẽ càng bị chia nhỏ, điều này cũng tác động đến tốc độ truyền mạng của từng thiết bị. Vậy nên, để đảm bảo kết quả kiểm tra đạt được hiệu suất tốt nhất, bạn nên tạm thời tắt hoặc ngắt kết nối với các thiết bị khác, đồng thời chắc chắn rằng không có thiết bị nào đang upload, download hay thực hiện các tác vụ đòi hỏi nhiều tài nguyên mạng.
Không sử dụng VPN khi kiểm tra Các yếu tố khác như Proxy, VPN, tính năng tiết kiệm dữ liệu,... cũng có thể gây ảnh hưởng đến tốc độ kết nối mạng của bạn. Do đó, để có được kết quả chính xác nhất thì trước khi thực hiện kiểm tra tốc độ máy tính, hãy đảm bảo rằng bạn đã tắt tất cả chúng.
Khởi động lại máy tính trước khi kiểm tra Khi sử dụng trong thời gian dài, máy tính của bạn có thể tồn tại những ứng dụng chạy ngầm gây chậm, lag và ảnh hưởng đến tỷ lệ Ping. Vì thế mà trước khi kiểm tra tốc độ mạng, bạn nên khởi động lại máy tính và không chạy song song cùng các phần mềm khác.
Hướng dẫn các cách kiểm tra tốc độ máy tính hiệu quả Kiểm tra tốc độ máy tính qua website Speedcheck.org Bước 1: Truy cập vào website Speedcheck.org ngay tại đây.
Bước 2: Bấm chọn vào ô Start Test (Bắt đầu kiểm tra).
Bước 3: Quá trình kiểm tra có thể mất vài giây hoặc vài phút tùy thuộc vào tốc độ đường truyền của bạn như thế nào. Sau khi hoàn thành, màn hình sẽ hiển thị các kết quả đo về Độ trễ (Latency), Tốc độ tải về (Download) và Tốc độ tải lên dữ liệu (Upload). Ngoài ra còn một số thông tin khác về mạng mà bạn đang sử dụng.
Test tốc độ mạng qua trang web Speedtest.net Bước 1: Click vào trang web Speedtest.net tại đây.
Bước 2: Nhấn vào GO.
Bước 3: Chờ khoảng một vài phút để hệ thống tiến hành kiểm tra thiết bị của bạn. Sau khi hoàn thành, giao diện sẽ hiển thị với các thông số gồm: Độ trễ (Ping), tốc độ Download và Upload.
Kiểm tra tốc độ máy tính bằng Command Prompt Bước 1: Tại thanh tìm kiếm trên cửa sổ Windows, bạn nhập cmd vào ô tìm kiếm > Click vào mục Run as administrator.
Bước 2: Tiến hành nhập dòng lệnh ping google.com rồi bấm Enter.
Ngay sau đó, màn hình sẽ hiển thị cho bạn các thông số về mạng mà bạn đang sử dụng, bao gồm:
- Bytes: Kích thước mặc định của gói tin khi tiến hành gửi.
- Time: Thời gian chờ, hay còn được gọi là độ trễ khi duyệt web.
- TTL (Time to Live): Đối với hệ điều hành Windows thì TTL lớn nhất chính là 128. Còn hệ điều hành Linux, Unix thì TTL lớn nhất là 64. Mỗi lần đi qua 1 router thì TTL lúc này sẽ bị trừ đi 1.
- Lost: Khi giá trị này bằng 0 thì tức là băng thông của bạn không bị nhà mạng can thiệp.
Đánh giá cường độ tín hiệu Wi-Fi bằng PowerShell Bước 1: Đầu tiên, bạn nhấn tổ hợp phím Windows + X > Bấm chọn Windows PowerShell (Admin).
Bước 2: Khi cửa sổ PowerShell xuất hiện, bạn tiến hành nhập lệnh (netsh wlan show interfaces) -Match ‘^\s+Signal’ -Replace ‘^\s+Signal\s+:\s+’,” rồi nhấn Enter. Ngay lập tức, các kết quả về cường độ tín hiệu mạng của router sẽ được hiển thị đầy đủ. Chẳng hạn như ví dụ bên dưới thì đạt đến 100%.
Các gợi ý sau khi kiểm tra tốc độ máy tính - Sau khi kiểm tra tốc độ máy tính, nếu thấy kết quả không đúng với những gì mà nhà cung cấp dịch vụ Internet đã cam kết trong bản hợp đồng thì bạn hãy liên hệ với họ để yêu cầu giải thích.
- Nếu kết quả đúng nhưng bạn có cảm giác vẫn chậm hơn so với thông thường thì rất có thể, đường truyền nhà mạng đang gặp trục trặc.
- Trong trường hợp muốn tải các tệp tin nặng hay tải phim về máy, bạn nên chọn thời điểm có ít người dùng mạng hơn để đảm bảo tốc độ tải được nhanh chóng, ổn định.